Câu đố về trường học được trích từ tập thơ câu đố 1001 bài thơ đợi bạn đặt tên (NXB Thanh niên 2002) và Câu đố xưa và nay (NXB Thanh niên 2004) của nhà thơ Đặng Hấn. Thân mời các bạn cùng đọc và đặt tên cho các bài thơ câu đố về trường học bên dưới nhé.
Đọc thêm:
Câu đố về trường học (28 câu)
Câu 1Mặt tròn, rõ da thú » Đáp ánCái trống Có 4 câu cần giải thích:
|
Câu 2Có chân mà chẳng biết đi » Đáp ánCái bàn Ở bài này, dùng lối chơi chữ, dùng các từ đồng âm dị nghĩa: danh từ “bàn” là chỉ vật dụng để ngồi quanh ăn uống hoặc hội họp; Động từ “bàn” là bàn luận, bàn bạc. Cái vật tên là “bàn” nhưng lại không biết nói. Cũng nhắc ta trước khi đi họp bàn nên chuẩn bị trước ý kiến để phát biểu. |
Câu 3Như thể con lừa khom bốn vó » Đáp ánGhế Hai câu đầu tả hình dạng cái ghế dựa. Mặt ghế chính là chỗ để ngồi. Hai câu sau, chữ “ghế” được dùng theo nghĩa bóng chỉ địa vị, quyền chức. Ở phương Tây, nơi đồng tiền quyết định tất cả, mọi thứ trên đời kể cả vật chất lẫn tinh thần đều trở thành hàng hóa thì việc “buôn quan, bán chức” là ngành kinh doanh thu nhiều lợi nhất và vì vậy cũng dẫn đến nhiều điều thất nhân tâm, vô đạo đức nhất. |
Câu 4Người lau, người đánh phấn » Đáp ánTấm bảng (trong lớp học) Hai câu đầu nói về bảng đen với các động tác lau bảng, viết phấn lên bảng. Hai câu tiếp nói về tấm bảng mica trắng phải dùng bút mực màu sẫm (xanh hoặc đen) viết mới rõ nét. Hai câu cuối nói về các gương mặt học sinh sáng láng thêm khi tiếp nhận các kiến thức mới được trình bày trên bảng. |
Câu 5Em đây phận trắng, tấm thân tròn » Đáp ánViên phấn Câu 1 tả viên phấn về hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp tinh thần của nó. Câu 2 nhắc lời Bác:
Nghiệp trăm năm ở đây là sự nghiệp giáo dục. Nét phấn trắng viết trên bảng đen như nét chớp sáng trong đêm tối. “Mắt tơ non” là mắt sáng các em học sinh. |
Câu 6Rõ ràng lọ nước » Đáp ánLọ mực Khi viết chữ, cây viết giống như chiếc thoi, viết ra chữ giống như những sợi tơ dệt thành bài văn, bài thơ. |
Câu 7Đôi chân dài ngoẵng » Đáp ánKom pa |
Câu 8Nghe tên rõ một nhà văn » Đáp ánCây bút xóa Nhà văn cũng hay được gọi là “cây bút”. Cây bút xóa không để lại chữ. Tất nhiên cây bút xóa là vật rất cần thiết khi có sự viết sai. |
Câu 9Ta tuy nhỏ bé tí teo » Đáp ánMáy tính bỏ túi Chỉ có hai câu cuối cần lưu ý: Học “toán” khác hẳn với học “tính”. Không nên ỷ lại kỹ thuật tính toán mà ảnh hưởng đến phương pháp suy nghĩ, tìm hiểu bản chất của các công thức, các qui luật trong toán học. |
Câu 10Tính sao, tên làm vậy » Đáp ánCon lắc Câu đố này là một bài thơ của Đặng Hấn có tên “con lắc” với câu đầu: “lạ thay cái con lắc”. Nhà thơ Hoài Anh bình:
|
Câu 11Không phải lắc ngọc, vòng vàng » Đáp ánĐồng hồ đeo tay Bài thơ nhắc nhở mọi người sử dụng đúng chức năng của chiếc đồng hồ. Trong bài Tản mạn quanh chiếc đồng hồ trên THT số đầu năm 1999, Đặng Hấn đã có nhận xét:
|
Câu 12Của tin gọi một chút này » Đáp ánNhẫn Nhẫn thường được trao nhau để đính hôn; nhẫn cũng có thể để chỉ mang cho đẹp (thường phụ nữ hay mang hơn nên hay gọi là “nữ trang”). “Nhẫn” có nghĩa là “nhẫn nại”, “kiên nhẫn”. Nhiều người mang nhẫn (hay “buộc chỉ cổ tay”) để nhắc mình nhớ một điều gì đó. |
Câu 13Số tôi đã chẳng hợp ai » Đáp ánĐôi giày Câu 1 nhắc một thành ngữ dân gian: “Giày dép còn có số”. Câu 4 cho ta thấy đây là giày, chứ không phải dép, mới giữ cho ấm chân. |
Câu 14Núp tôi họ né tránh trời » Đáp ánCái mũ Câu 1: Dùng mũ che mưa nắng. Câu 2: “quy chụp” là “chụp mũ”, qui kết sai cho người khác. Câu 3: “Đội lên đầu” còn có ý là tâng bốc, luồn cúi người khác. Câu cuối nhắc ta phải biết quý trọng những gì giúp ta ngay cả khi ta không còn cần nữa, phải biết nhớ ơn những ai ta đã mang ơn. |
Câu 15Nhìn đầu: Châu Á » Đáp ánÁo Hai câu đầu là “chiết tự” chữ “áo”: Phần đầu là chữ Á, toàn bộ là “Áo” – tên một nước ở Châu Âu. Ở câu 3: “áo ngắn” là chỉ tầng lớp bình dân: “Dân áo ngắn”, “Áo cộc, quần manh”, “Áo ngắn giũ chẳng nên dài”. Trong câu 3 “áo trắng” thường chỉ nữ sinh – Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong (Huy Cận), Áo trắng là áo trắng ơi! (Nguyễn Duy). Câu cuối nhắc thành ngữ “Áo mặc sao qua khỏi đầu”. |
Câu 16Sắc như dao » Đáp ánMắt thanh xuân Câu đầu lấy ý ca dao:
Hai câu cuối mắt sáng nhìn tỏ rõ mọi vật, khi nhắm lại là cả một thế giới mộng mơ, hồi ức, tưởng tượng hiện ra trong trí óc. |
Câu 17Xay gạo ngày, giã gạo đêm » Đáp ánMùa thi Câu 1 nói học “gạo” suốt ngày, suốt đêm. Câu 2 nói học ở trường mình chưa cảm thấy chắc ăn phải học thêm ở trường khác. Câu 3: Bằng mọi cách chống buồn ngủ mà không được. Câu 4: Nhắc thơ Xuân Diệu:
|
Câu 18Tê đầu, rồi hắt xì hơi » Đáp ánHọc thi Hai câu đầu chiết tự chữ “thi” có chữ “tê” ở đầu đến chữ “hắt” rồi “I như thế” là nói chữ “I”. Câu thứ 3 là nói học quá nhiều môn một lúc nên rất khó thuộc, khó “vào”. Cả bài thơ toát lên không khí mệt mỏi, căng thẳng trong những kỳ học để chuẩn bị thi. |
Câu 19Bảo xem thì quẳng cho xa » Đáp ánTài liệu học tập của học sinh lười, kỷ luật kém. Lúc thầy bảo về nhà xem thì quẳng tài liệu sách vở để đi chơi. Lúc thi, cấm xem thì lén lút mở nhìn trộm. |
Câu 20Không ở gà hoặc vịt bông » Đáp ánPhao Câu đầu nói ở gà hay vịt đều có bộ phận gọi là “phao câu”. Câu 2 nói chữ “phao” là chữ “pháo” bị mất dấu sắc (cái ngòi). Phao cũng có ở cần câu và để đi bơi. Qua câu cuối biết đây là “phao cứu hộ” của học sinh không chịu học bài trong phòng thi. |
Câu 21Bạn mang tâm sự trong bao » Đáp ánCon tem thư “Tâm sự trong bao” là lá thư để trong phong bì. Thư có dán tem mới được chuyển đi. Thư càng nặng càng phải dán nhiều tem. |
Câu 22Thân em vừa trắng lại vừa tròn » Đáp ánBóng bàn Bài này nhại theo bài vịnh Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:
Các từ “vuốt”, “ve”, “giật”, “đập”, “líp”, “xoáy”, “nâng”, … đều là các động tác trong khi đánh bóng bàn. “Mặc ai nhòm” ở câu cuối là nói dù khán giả xem đánh bóng bàn đông, cũng không nên mất bình tĩnh thì đánh mới tốt. |
Câu 23So bề to khỏe chẳng thua ai » Đáp ánBóng đá Câu 1 và 2 nói về đặc điểm các cầu thủ: to khỏe nhưng cũng rất hay “ăn vạ” để trọng tài phạt đối phương. Đến các danh thủ như Marađôna … cũng nhiều lần bị trọng tài phạt vì “té xạo”. Hai câu cuối: bóng đá là trò chơi của tuổi trẻ nhưng cũng được cả thế giới mê thích, các cầu thủ xuất sắc được rất nhiều người mến phục. |
Câu 24Khó thành họa sĩ vì ngắm nhiều tranh » Đáp ánTruyện tranh dỏm Hai câu đầu nói tác hại của truyện tranh dỏm đến thẩm mỹ và thị hiếu của bạn đọc trẻ. Hai câu sau nói tác hại đối với các tác giả, chạy theo lợi nhuận làm giảm dần khả năng sáng tạo của mình, chỉ còn khả năng sao chép hoặc quá dễ dãi về nghệ thuật. (Nhớ rằng ở dây chỉ nói truyện tranh dở chứ không nói truyện tranh hay, được các nhà xuất bản có uy tín chọn in một cách nghiêm túc) |
Câu 25Chân dài chỉ một sợi thôi » Đáp ánBóng bay |
Câu 26Tưởng vật lý hay tin học » Đáp ánTrò chơi điện tử Câu 1: Điện tử là một ngành của vật lý học, chơi điện tử cần có máy vi tính như làm tin học. Hai câu cuối là bàn về chữ Điện: “Điên nặng” tức là “Khùng không nhẹ” và “tử” còn có nghĩa là “chết”. |
Câu 27Thân tròn, mình trắng, đuôi vàng » Đáp ánĐiếu thuốc lá Câu đầu tả hình dáng điếu thuốc lá. Câu hai, do chữ “kéo” nghĩa là làm dài một vật gì đó ra lại hay được dùng để thay cho chữ “rít”, chữ “hút”: “Kéo một hơi (thuốc)” nên đã tạo ra một “mâu thuẫn” giả. Câu 3 nhắc một sự thật: Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ và sinh nhiều bệnh về đường hô hấp. |
Câu 28Người gọi “trắng”, người: “bóng đen” » Đáp ánMa túy Ma túy hay được gọi là “hàng trắng”, là “bạch phiến”. Do nó gây tai họa lén lút nên cũng gọi là “bóng đen” đặc biệt hay nói “bóng đen xâm nhập học đường”. Câu hai: Buôn ma túy lãi nhiều nhưng không bị vào tù cũng bị bọn mafia thanh toán để bịt đầu mối. 2 câu cuối: Bạn tò mò hút, chích thử để “thưởng thức” cảm giác đê mê của ma túy thì dù chỉ một vài lần là sẽ trở nên nghiện ngập, sống cùng bọn xì ke trộm cướp, bị cách ly khỏi cộng đồng. |